• AnaPath Center
    Giải phẫu bệnh - Hóa mô miễn dịch - FNA - PAP'SMEAR
    (Histopathology - Immunohistochemistry - FNA - PAP'smear)
    PAP’s CÔNG NGHỆ MỚI
    MAX-PREP, CY-PREP, CELLPREP, THINPREP, LIQUIPREP...
    CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ANAPATH
    » Đầu tư vận hành khoa Xét Nghiệm - Giải Phẫu Bệnh cho Bệnh Viện, Phòng Khám
    » Chẩn đoán Giải phẫu bệnh, Hóa mô miễn dịch, FNA, PAP’Smear
    » Thiết bị phòng xét nghiệm: Máy Giải phẫu bệnh, SH, HH, MD
    » Hóa chất xét nghiệm: Giải phẫu bệnh, SH, HH, MD

    KỸ THUẬT VÙI PARAFIN

    I. NGUYÊN LÝ

    Cố định mới chỉ giết chết tế bào và giữ cho các thành phần của chúng đựơc bất động ở trạng thái tĩnh. Nếu đem cắt ngay thành các lát cắt mỏng, mối liên quan giữa các tế bào cũng như cấu trúc mô bị biến đổi, thậm chí đảo lộn do tác động cơ học. Giải quyết vấn đề này cần có một chất làm nền cho bệnh phẩm, có tác dụng như một khuôn giữ vững bệnh phẩm, đồng thời thâm nhập được vào bên trong tế bào, giữ cho các tế bào yên vị khi cắt mảnh. Đây chính là nguyên lý của vùi bệnh phẩm. Chất vùi bệnh phẩm phải đạt các yêu cầu sau: mềm, dễ ngấm, dễ cắt, nhiệt độ nóng chảy thấp, dễ loại bỏ. Parafin là chất thỏa mãn tất cả các yêu cầu trên. Hiện có nhiều loại parafin với các điểm nóng chảy khác nhau nhưng loại phù hợp nhất với kỹ thuật mô bệnh học là loại có độ nóng chảy từ 56-58 độ. Nếu nhiệt độ nóng chảy cao sẽ phải chỉnh nhiệt độ của tủ parafin lên cao, do vậy, làm bệnh phẩm quá chín sẽ khó cắt và bắt thuốc nhuộm tồi. Người ta còn cho thêm vào parafin một số chất phụ gia để tăng chất lượng của nó như: Histoplast, paraplast..

    II. CHUẨN BỊ

    1. Người thực hiện

    Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học.

    2. Phương tiện, hóa chất

    + Tủ parafin có nhiệt độ từ 56-58 độ.

    + Các khay, hộp thép không rỉ đựng parafin.

    + Parafin, sáp

    + Cồn 90-1000.

    + Xylen hay Toluen.

    + Găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và quần áo bảo hộ.

    + Vòi nước chảy, các dụng cụ và thuốc tẩy trùng để làm sạch dụng cụ.

    3. Bệnh phẩm

    Do các khoa/ phòng lâm sàng gửi tới, đã được pha thành các mảnh và đã cố định đủ thời gian.

    4. Phiếu xét nghiệm

    + Có đầy đủ thông tin về Người bệnh (họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, điện thoại), khoa phòng yêu cầu xét nghiệm.

    + Có ghi đầy đủ chẩn đoán lâm sàng, bao gồm các triệu chứng lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng khác, phương pháp lấy bệnh phẩm, vị trí, số lượng bệnh phẩm.

    + Có ghi rõ yêu cầu xét nghiệm, tên bác sĩ yêu cầu xét nghiệm.

    + Ghi ngày giờ lấy bệnh phẩm, ngày giờ chuyển đến khoa giải phẫu bệnh

    – tế bào bệnh học, có hay không có cố định bệnh phẩm sơ bộ, loại dung dịch cố định.

    + Có phần mô tả đại thể, số lượng bệnh phẩm lấy xét nghiệm, vùng lấy bệnh phẩm, loại mô xét nghiệm…

    III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

    1. Qui trình chuẩn bị

    Bệnh phẩm đã pha và cố định từ 4-12 giờ.

    + Các hóa chất

    + Cồn 90 độ

    + Cồn 95 độ

    + Cồn 100 độ  (I), Cồn 100 độ (II), Cồn 100 độ (III)

    + Toluen (I), Toluen (II), Toluen (III)

    + Parafin (I), Parafin (II), Parafin (III)

    2. Các bước tiến hành

    Khử nước

    + Parafin không tan trong nước nên không thể ngấm vào bệnh phẩm nếu còn nước. Chất để khử nước trong bệnh phẩm hay dùng nhất là cồn ethylic.

    + Lượng cồn để khử nước gấp 10 lần thể tích bệnh phẩm với 4 lần ngâm.

    + Thời gian khử nước 4 giờ cho mỗi nồng độ cồn.

    Tẩm dung môi trung gian của parafin (khử cồn)

    + Ngâm bệnh phẩm trong toluen hoặc xylen 180 phút.

    Tẩm parafin (khử xylen)

    + Chuyển bệnh phẩm qua 2-3 lần parafin.

    + Thời gian chuyển trong parafin khoảng 180 phút

    IV. KẾT QUẢ

    Bệnh phẩm ngấm đều parafin trong, bóng để chuẩn bị cho quá trình đúc khối parafin.

    V. NHỮNG SAI SÓT VÀ HƢỚNG XỬ TRÍ

    Vùi không đúng quy cách, bệnh phẩm ngấm parafin không đều, khi cắt sẽ gây

    rách mô.

    Nguồn: Quyết định số 5199/QĐ-BYT ngày 25/12/2013 của Bộ Y tế ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Giải phẫu bệnh- Tế bào học”

    Lên đầu trang