Kỹ thuật cắt mảnh bệnh phẩm chuyển đúc trong Parafin
I. NGUYÊN LÝ
Chỉ có thể quan sát chi tiết hình thái tế bào và mô dưới kính hiển vi quang học sau khi nhuộm màu, nếu các mảnh bệnh phẩm có độ dầy <5µm. Vì vậy, với các mảnh bệnh phẩm có độ dầy 5-10 mm trong các khối parafin, phải tiến hành cắt các bệnh phẩm này thành các mảnh cắt có độ dầy từ 3-4 µm bằng máy (dao) cắt lát mỏng chuyên dụng để có thể tiến hành các công đoạn kỹ thuật tiếp theo.
II. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học
2. Phương tiện, hóa chất
+ Lưỡi dao cắt: Thường là loại dùng 1 lần, có 2 loại khác nhau:
* Lưỡi dao vát 350 dùng cho các mảnh cắt thông thường, kể cả mô xương
* Lưỡi dao vát 220 dùng cho các mảnh cắt cần rất mỏng (0,5-1µm).
+ Máy cắt lát mỏng: Cần kiểm tra các ốc vít và tra dầu bôi trơn.
+ Que tãi bệnh phẩm.
+ Phiến kính sạch.
+ Dung dịch albumin.
+ Bút viết kính.
+ Bể nước dàn bệnh phẩm ở 500- 600C (bể chuyên dụng hoặc có thể sử dụng nồi nấu lẩu để ở mức nhiệt thấp nhất).
+ Phòng cắt: Nhiệt độ phòng cắt khoảng 250, cần có máy điều hoà nhiệt độ.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Chuẩn bị dung dịch albumin
1.1. Albumin dự trữ
+ Lòng trắng trứng: 1 thể tích.
+ Glyxerin nguyên chất: 1 thể tích
+ Thy mol: 1 vài tinh thể (chống thối rữa)
Khuấy đều cho tới khi lòng trắng trứng và glyxerin hòa tan hoàn toàn. Lọc và bảo quản ở 40C trong lọ nút kín.
1.2. Albumin khi dùng
+ Albumin dự trữ: 2ml
+ Nước cất: 98ml
Trộn đều và dùng, không để nóng >500C.
1.3. Albumin dạng hạt bán sẵn: Pha với nước cất ở nồng độ không quá 2%. Pha đủ dùng để tránh lãng phí vì khi dùng không hết phải bỏ đi.
2. Các bước tiến hành
– Gá khối parafin lên máy cắt, vặn chặt để không bị bong bật khi cắt.
– Lắp dao lên máy cắt, chỉnh độ nghiêng của lưỡi dao khoảng 450.
– Điều chỉnh độ dầy, mỏng của mảnh cắt theo ý muốn.
– Quay vô lăng đều, nhẹ nhàng, loại bỏ những lát cắt đầu tiên (cắt phá). Lưu ý: Khi cắt phá, nên sử dụng dao cắt ở phần ngoài, đến khi cắt lấy bệnh phẩm để nhuộm sẽ dùng phần dao ở giữa (không dùng lưỡi dao ở phần cắt phá).
– Chỉnh độ dầy lát cắt khoảng 3-4µ, dịch chuyển lưới dao về vị trí trung tâm. Lấy các lát cắt đạt tiêu chuẩn (mỏng đều, không rách, không xước, không nhăn và lấy hết mặt bệnh phẩm).
– Dùng que tãi, đưa nhẹ nhàng các lát cắt vào phiến kính (có mã số của bệnh phẩm) đã nhúng qua albumin, đặt lên bàn hơ hoặc thả các lát cắt vào khay nước ấm, để mảnh cắt dãn đều rồi vớt mảnh cắt, đặt lên phiến kính đã phủ albumin.
– Dựng tiêu bản trên giá đựng tiêu bản.
– Đưa tiêu bản vào tủ ấm 370.
IV. KẾT QUẢ
– Bệnh phẩm mỏng đều, không xước, không gấp hoặc bị rách.
– Còn nguyên parafin quanh bệnh phẩm.
– Vị trí của mảnh cắt ở 2/3 phía ngoài của phiến kính.
– Kích thước của mảnh cắt tương đương kích thước thật của bệnh phẩm đã pha.
V. NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ
– Mảnh cắt có độ dầy không đều nhau do độ nghiêng của lưỡi dao hoặc cố định không chặt.
Khắc phục: Kiểm tra lại máy cắt, bộ phận điều chỉnh độ dầy hoặc tăng độ nghiêng lưỡi dao.
– Diện cắt của mảnh cắt không đều: Nguyên nhân do một bộ phận máy cắt bị rung hay lưỡi dao cố định chưa chặt, do khối cắt cứng.
Xử trí: Xem lại các vít đã chặt chưa hoặc thay lưỡi dao phù hợp.
– Các mảnh cắt tích điện và bị tất cả các vật kim loại hút, khó thao tác.
Xử trí: làm ẩm và làm nóng bằng cách hà hơi trên lưỡi dao và mảnh cắt.
– Mảnh cắt cuộn lại, không thẳng do nhiệt độ môi trường quá cao hay parafin quá cứng.
Xử trí: Cắt mỏng hơn, giảm độ nghiêng lưỡi dao/áp lạnh khối parafin hay
đúc lại parafin mềm hơn.
– Mảnh cắt nhiều vết răng và rách. Nguyên nhân do lưỡi dao cũ, mẻ hoặc có các mảnh vụn bệnh phẩm và bụi trên lưỡi dao.
Khắc phục: sau mỗi lần cắt, lau sạch lưỡi dao. Nếu dao mẻ nhiều, thay lưỡi dao mới.
– Mảnh cắt bị rạn nứt và vỡ vụn thường do độ nghiêng của lưỡi dao lớn quá, quay quá nhanh hay quá chậm.
Khắc phục: Giảm độ nghiêng của lưỡi dao, tốc độ quay thích hợp.
– Mảnh cắt long ra và lỗ rỗ do vùi parafin nguội, bệnh phẩm và parafin không thành khối đồng nhất.
Khắc phục: Đúc lại bệnh phẩm.
Nguồn: Quyết định số 5199/QĐ-BYT ngày 25/12/2013 của Bộ Y tế ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Giải phẫu bệnh- Tế bào học”